Năm 2019 Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam tiến hành khảo sát trên 4.000 doanh nghiệp trong cả nước từ tháng 9 tới tháng 11/2019. Theo đó, các doanh nghiệp ứng dụng hệ thống hạ tầng và nguồn nhân lực từ các giải pháp thương mại điện tử phục vụ cho các hoạt động doanh nghiệp đang phát triển như sau:
a. Sử dụng email và các công cụ hỗ trợ trong công việc
Cho tới thời điểm hiện nay, bên cạnh các nền tảng mới thì email vẫn được coi là một công cụ hiệu quả hỗ trợ đắc lực cho việc vận hành kinh doanh của doanh nghiệp. Nó được coi như là một trong những phương tiện phản ánh sát thực nhất việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình trao đổi tương tác nội bộ cũng như với các đối tác để tối giảm chi phí và thời gian.
Khảo sát cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp có trên 50% lao động thường xuyên sử dụng email trong công việc vẫn chiếm phần lớn và không thay đổi so với kết quả khảo sát năm 2018 (47% doanh nghiệp cho biết có trên 50% lao động thường xuyên sử dụng email). Tỷ lệ doanh nghiệp có dưới 10% lao động thường xuyên sử dụng email trong công việc vẫn chiếm khá cao (18%) và có thay đổi một chút so với năm trước.

Xét về quy mô doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) có tỷ lệ lao động trong công ty sử dụng email trên 50% năm nay cao hơn hẳn so với nhóm các doanh nghiệp lớn.

Mục đích chính của việc sử dụng email vẫn dùng để giao dịch với khách hàng và nhà cung cấp (chiếm 73% và có giảm chút so với năm trƣớc đó). Ngoài ra các mục đích của việc sử dụng email khác như quảng cáo, hỗ trợ hợp đồng hay chăm sóc khách hàng năm nay hầu như không có nhiều thay đổi.

Bên cạnh việc sử dụng email hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp, ngày nay các công cụ hỗ trợ kết nối giao tiếp khác cũng được doanh nghiệp quan tâm và ứng dụng khá đa dạng như Facebook Messenger, Zalo, Viber, WhatsApp, Skype… Đây cũng được coi là những nền tảng tiên tiến hàng đầu giúp cho việc tương tác trao đổi được nhanh chóng hơn với chi phí thấp hoặc miễn phí.
Khảo sát cho thấy gần như 100% doanh nghiệp có ứng dụng các công cụ này, tuy nhiên mức độ lao động ứng dụng trong từng doanh nghiệp cũng có đôi chút khác nhau. Cụ thể là có tới 57% doanh nghiệp cho biết có trên 50% lao động thường xuyên sử dụng các công cụ trên (tỷ lệ này không thay đổi nhiều so với tỷ lệ của năm 2018), 26% doanh nghiệp cho biết có từ 21%-50% lao động thường xuyên sử dụng và 17% doanh nghiệp cho biết có dưới 20% lao động thường xuyên sử dụng.
b. Lao động chuyên trách về thương mại điện tử
Phần tổng quan của Báo cáo năm nay nhấn mạnh nguồn nhân lực yếu kém là trở ngại lớn nhất của Việt Nam trong quá trình thúc đẩy thương mại điện tử phát triển nhanh và bền vững.
Nguồn nhân lực về thương mại điện tử, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, vẫn đang là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm chú trọng để phát triển. Triển khai thương mại điện tử đòi hỏi nhóm lao động chuyên trách này vừa có kiến thức về công nghệ lại phải hiểu biết về thương mại để nắm bắt kịp thời các xu hướng mới và ứng dụng một cách hiệu quả nhất.
Năm 2019 cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp có lao động chuyên trách về thương mại điện tử không thay đổi nhiều so với các năm trước, thậm chí tiếp tục giảm nhẹ (năm 2019 có 27% doanh nghiệp cho biết có lao động chuyên trách về thương mại điện tử và giảm 1% so với năm trước).
Xét về quy mô doanh nghiệp thì nhóm các doanh nghiệp lớn luôn có tỷ lệ lao động chuyên trách về thương mại điện tử cao hơn hẳn so với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, điều này phản ảnh khi quy mô đạt tới một ngưỡng nào đó phù hợp thì việc mở rộng và có những bộ phận chuyên trách sẽ giúp đem lại hiệu quả cao hơn so với hình thức kiêm nhiệm.
Theo đó năm 2019 tỷ lệ doanh nghiệp lớn có lao động chuyên trách về thương mại điện tử
chiếm 41% trong số các doanh nghiệp lớn tham gia khảo sát, tỷ lệ này ở nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ là 26%.

Xét về tỷ lệ lao động chuyên trách trong các nhóm lĩnh vực kinh doanh khác nhau, nhóm
ngành nghề Y tế – giáo dục – đào tạo có tỷ lệ lao động chuyên trách về TMĐT lớn nhất (46% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này có lao động chuyên trách về TMĐT), tiếp sau đó là nhóm ngành nghề Công nghệ thông tin – truyền thông (45%) và lĩnh vực Giải trí (44%). Doanh nghiệp Xây dựng có tỷ lệ lao động chuyên trách về TMĐT thấp nhất (17%).

Khảo sát qua các năm cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn khi tuyển dụng lao động có kỹ năng về thương mại điện tử và công nghệ thông tin vẫn dao động trên dưới 30% và không có sự thay đổi lớn (năm 2019 có 30% doanh nghiệp cho biết gặp khó khăn khi tuyển dụng lao động có kỹ năng này, năm 2018 là 28% và năm 2017 là 31%, năm 2016 là 29%).
Trong số đó thì Kỹ năng quản trị website và sàn giao dịch thương mại điện tử đang được doanh nghiệp quan tâm nhiều nhất và cũng gặp khó khăn lớn nhất trong quá trình tuyển dụng (49% doanh nghiệp cho biết gặp khó khăn về việc tuyển dụng nhân sự có kỹ năng này), tương tự với các kỹ năng khác lần lượt như sau:
- Kỹ năng khai thác, sử dụng các ứng dụng TMĐT: 46%
- Kỹ năng xây dựng kế hoạch, triển khai dự án TMĐT: 45%
- Kỹ năng quản trị cơ sở dữ liệu: 45%
- Kỹ năng cài đặt chế độ, ứng dụng, khắc phục sự cố thông thƣờng của máy vi tính: 41%
- Kỹ năng tiếp thị trực tuyến: 39%
- Kỹ năng triển khai thanh toán trực tuyến: 29%
c. Chi phí mua sắm, trang bị và ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử
Đa số doanh nghiệp tới thời điểm hiện tại vẫn tập trung vào việc đầu tư hạ tầng phần cứng, tỷ lệ này dao động trên dưới 40% trong tổng số chi phí mua sắm, trang bị và ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử của doanh nghiệp trong nhiều năm qua. Ngoài ra năm 2019 tỷ lệ doanh nghiệp đầu tư vào nhân sự và đào tạo có tăng lên đáng kể so với năm 2018 (tăng 3%) và tỷ lệ đầu tư vào phần mềm đã giảm đi 4% so với năm trước.

Với những chỉ số được thống kê trên đây có thể thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử vào các hoạt động của doanh nghiệp đang được các doanh nghiệp tập trung chú ý. Qua đây có thể thấy được tương lai khả quan đối với hoạt động chuyển đổi số doanh nghiệp năm 2020 và tương lai.